Trong thời gian vài tuần trở lại đây, từ khóa eSIM được sử dụng rất nhiều và nhận được sự quan tâm rất lớn. eSIM trở nên hot như vậy là bởi Google và Apple vừa cho ra mắt những sản phẩm mới của họ đó là Google Pixel 2, Google Pixel 2 XL và Apple Watch Series 3 bản Cellularsản phẩm mới, và những sản phẩm mới này mang trong mình eSIM.
Các eSIM mới này hứa hẹn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cải thiện và an toàn hơn. Nó cũng mở ra cơ hội thị trường cho những nhà khai thác và cho phép toàn bộ dòng sản phẩm mới của các thiết bị được kết nối với nhau dễ dàng. Để bạn hiểu thêm về eSIM thì bài viết dưới đây sẽ là nội dung chi tiết về công nghệ này.
SIM (Subscriber Identity Module) là thẻ lưu trữ thông tin mạng cụ thể sử dụng để xác thực và nhận dạng thuê bao trên mạng di động. Nó đã tồn tại, phát triển trong 27 năm với nhiều sự đổi thay về kích thước tổng thể. Mặc dù vậy, SIM vẫn có cấu trúc chung gồm có một thẻ vật lý chứa chip để lắp vào điện thoại.
Vào những năm 1991, đây là lần đầu tiên mà những chiếc thẻ SIM được ra đời, trong thời điểm đó những chiếc thẻ SIM đưa vào điện thoại có kích thước lớn như một thẻ tín dụng. Theo sự phát triển của công nghệ hiện đại, thì ở thời điểm hiện nay, kích thước của những chiếc thẻ SIM đã được tối giảm đi đáng kể.
Giờ đây, các nhà sản xuất liên tục cố gắng làm cho các thiết bị nhỏ hơn, mỏng hơn và nhẹ hơn với nhiều tính năng hơn. Do đó, không gian được tiết kiệm tới mức tuyệt đối. Ngay cả những giắc cắm tai nghe khiêm tốn đang bắt đầu biến mất để họ có vài milimét quý giá dành cho pin hoặc các tính năng khác.
Theo đó vật liệu Nano-SIM hiện nay chỉ với kích thước 12.30 mm chiều dài và 8,80 mm chiều rộng đã đủ nhỏ chưa? Vâng, nó khá nhỏ nhưng bạn sẽ cần diện tích cho khay SIM, phần cứng nội bộ liên quan tới bo mạch bên trong thiết bị. Trong nhiều năm, các nhà sản xuất đã thiết kế và thích ứng với thẻ SIM vật lý thông qua khay thẻ SIM hoặc khe cắm. Bây giờ, xu hướng làm cho điện thoại bền hơn với khả năng chống thấm nước thì những điểm xâm nhập càng được loại bỏ đi càng tốt.
Vậy eSIM là gì?
eSIM /Embedded SIM, hoặc Integrated Circuit Card (eUICC), là nhỏ hơn những chiếc Nano-SIM mà bạn đang biết. Kích thước của nó chỉ ở mức 5x5mm và được hàn trực tiếp lên bo mạch chủ của thiết bị tại các điểm sản xuất trong khi vẫn đảm bảo các chức năng giống như một SIM di động hiện nay. Nó có M2M (Machine to Machine) và khả năng truyền nhận dữ liệu từ xa. Bây giờ với tiêu chuẩn GSMA, eSIM sẽ không bao lâu nữa trở thành chuẩn trong điện thoại di động cấp hàng đầu khác từ Apple và Samsung. Tất nhiên, những nhà sản xuất khác cũng sẽ bước đi theo xu hướng đó.
Khi trang bị eSIM, các nhà sản xuất có thể bỏ được khe cắm SIM, khay đựng SIM và những linh kiện điện tử kết nối đến SIM. Việc bỏ khe cắm SIM sẽ giúp máy không có khe hở để bụi, nước, tạp chất len lỏi vào bên trong phần cứng của máy.
eSIM sẽ giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng, người dùng có thể chọn nhà mạng và gói cước mình muốn, việc chuyển đổi nhà mạng sẽ được thực hiện thông qua phần mềm 1 cách dễ dàng.
Khả năng truyền nhận dữ liệu từ xa trong phạm vi tiêu chuẩn eSIM cung cấp cho chúng ta một trải nghiệm khách hàng tăng cường khi kích hoạt và quản lý chúng trên điện thoại. Thông qua các thiết lập điện thoại, chúng ta có thể chọn nhà điều hành và những gì mà mình muốn. Mọi thứ là đơn giản và thoải mái hơn rất nhiều so với công nghệ SIM hiện tại.
Khi du lịch, về mặt lý thuyết điện thoại của bạn sẽ biết vị trí địa lý đã thay đổi và cung cấp một số điện thoại cũng như gói cước của nhà mạng địa phương.
Một lợi ích người tiêu dùng bổ sung mà chúng ta đã nghe thảo luận là các eSIM phải đảm bảo các thiết bị trong tương lai là rẻ hơn để sản xuất. Thông qua việc tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, tất nhiên là một câu chuyện hoàn toàn khác nhau và nó có thể không xảy ra ở tất cả mọi nhà sản xuất hoặc nhà mạng.
Internet of Things
Khi dùng eSIM bên cạnh điện thoại được hưởng lợi thì các thiết bị kết nối khác cũng có được những lợi không nhỏ từ dịch vụ này. Theo ước tính của các chuyên gia trong vài năm tới, các thiết bị Internet of Things sẽ trở thành một danh mục kết nối lớn, vượt xa cả điện thoại di động. Những chiếc eSIM sẽ giúp các thiết bị hoạt động tốt hơn và hạn chế những nhược điểm đang gặp phải.
Wearables và máy tính xách tay chính là một trong những thiết bị được hưởng lợi nhiều nhất từ eSIM. Bên cạnh đó eSIM có thể tích hợp vào ôtô để có thể kết nối được nhiều những chiếc xe từ một thiết bị.
Ở Việt Nam có sử dụng được chức năng eSIM không?
Hiện eSIM có thể được sử dụng trên điện thoại iPhone XS, XS Max và iPhone XR (các model có hỗ trợ eSIM) với hệ điều hành iOS từ phiên bản 12.1 trở lên.
Các máy iPhone XR, iPhone XS, iPhone XS Max dành riêng cho thị trường Hong Kong, Trung Quốc sử dụng hai sim vật lý không hỗ trợ eSIM. Vì vậy, người dùng cần xem xét kỹ các thông số kỹ thuật của máy trước khi đăng ký eSIM.
Và hiện tại ở Việt Nam, người dùng đã có thể sử dụng eSim. Viettel và Vinaphone là hai nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ người dùng đổi từ SIM thường lên eSIM để sử dụng, và nhà mạng MobiFone cũng đã cho bạn mua và đổi để có thể sử dụng loại sim này.
Tương lai
eSIM là tương lai nhưng nó sẽ không xảy ra ngay bây giờ. Hầu hết các điện thoại thông minh hiện tại vẫn là sử dụng SIM vật lý và sẽ cần khoảng thời gian lâu nữa để mọi thứ có thể thay đổi toàn diện. Trong Google Pixel 2 và Google Pixel 2 XL các eSIM hiện chỉ được sử dụng bởi Project Fi của Google và do đó nó có một khay thẻ Nano-SIM vật lý cho tất cả người dùng khác.
Điều chắc chắn là các nhà sản xuất sẽ đưa vào eSIM như một tiêu chuẩn hiện nay. SIM vật lý đã mất 27 năm phát triển và eSIM có lẽ không cần thời gian nhiều đến thế để thay đổi lịch sử công nghệ.